Chương Trình Đào Tạo Dịch Thuật ESUKHIA

posted Oct 7, 2014, 12:02 PM by Pema Zangmo   [ updated Nov 13, 2014, 10:23 PM by Bồ Đề Tâm 4 All ]

Chương trình đào tạo dịch thuật Esukhia (tại Dharamsala, Ấn Độ) là chương trình đào tạo thí điểm được khởi xướng bởi nhóm cộng tác viên Pandita-Lotsawa truyền thống. Mục tiêu chính là giúp các dịch giả phương Tây tăng cường giao thoa với hai nhóm học giả khác nhau về ngành học Tây Tạng nhằm tận dụng thế mạnh của mỗi nhóm: (a) học giả chuyên sâu về các lĩnh vực Phật giáo nhưng không chuyên về Tạng ngữ như các Geshe, Khenpo, và (b) học giả chuyên sâu về Tạng ngữ nhưng không chuyên về triết học Phật giáo.

Khác với xu hướng dịch thuật Phật giáo Tây Tạng hiện nay, khi các chuyên gia về Ngôn ngữ, Tây Tạng học, hoặc các ngành học khác của Tây Tạng… chủ yếu sử dụng sự hiểu biết cá nhân vốn có trong lĩnh vực của mình để biên dịch các văn bản, thì mục tiêu của chúng tôi qua chương trình đào tạo này là tái xác định vai trò của dịch giả là chuyên gia chuyên sâu về ngôn ngữ. Đây cũng là chuẩn mực cho ngành dịch thuật chuyên nghiệp nói chung. Theo đó, kết cấu chương trình đào tạo cũng được giảm nhẹ hơn nhiều cho thế hệ dịch giả mới, những người đã có kinh nghiệm chuyên môn lâu năm trong ngôn ngữ của mình, hay trong ngôn ngữ Tây Tạng. Kỹ năng viết do vậy cũng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn vì chuyển tải được cả những khía cạnh như văn hóa, lịch sử, đến tôn giáo và triết học. Đặc biệt, học viên có cơ hội được đào tạo và phát triển một hệ thống kỹ năng toàn diện về ngôn ngữ để tiếp cận các văn bản tiếng Tạng theo cách nhìn của người bản xứ, cùng khả năng làm việc trực tiếp với các học giả Tây Tạng qua chính ngôn ngữ (Tạng) của họ.

Các chương trình đào tạo dịch thuật hiện đại thường kéo dài 5 năm để học ngôn ngữ đại cương, sau đó thêm 2 đến 3 năm để đi sâu về những chuyên ngành cụ thể, ví dụ như triết học. Do vậy, chúng tôi đã cố gắng tổng hợp 8 năm học này thành một chương trình đào tạo kéo dài 5 năm, trong đó, không như cách phân chia riêng rẽ các môn học theo hệ thống phương Tây (gồm tôn giáo, triết học, lịch sử, văn học...) mà các nội dung chuyên sâu này đã được đào tạo ngay trong chương trình đại cương về tiếng Tạng. Cụ thể, chương trình được thiết kế trên cơ sở bộ sách “Kho tàng tri thức”, nhưng lấy cảm hứng từ phương pháp sư phạm hiện đại sử dụng trong việc đào tạo dịch thuật hiện nay – đặc biệt là kết cấu của chương trình sẽ được xây dựng theo chương trình đào tạo của Trường đào tạo dịch thuật ISIT – Paris. Bởi trên thực tế, đây là một trong những chương trình đào tạo tốt nhất được tổng hợp từ nhiều trường đào tạo dịch thuật danh tiếng trên thế giới.

Vài nét về chương trình
... [Đọc thêm]

Quý vị còn có thể tìm đọc bài này trong phần "Chương Trình Esukhia" (dưới đề mục "GIỚI THIỆU CÁC CHƯƠNG TRÌNH TU HỌC TẠI ẤN ĐỘ VÀ NEPAL") ở trang Đề Án Zangpọ.

Comments