Nhà Sư Triệu Phú Nói Về Những Sai Lầm Trong Cách Thiền (Mingyur Rinopche)

posted Sep 7, 2016, 1:42 PM by Bồ Đề Tâm 4 All   [ updated Sep 7, 2016, 7:22 PM ]

Theo truyền thống thì nghệ thuật thiền cổ xưa có liên hệ với Phật Giáo Ấn Độ và Ba La Môn Giáo. Ngày nay nghệ thuật ấy có được một số môn đồ tin theo trên toàn cầu và được thực hành trong rất nhiều các nền văn hóa và tín ngưỡng khác nhau. Tất cả chúng ta luôn cố gắng cải thiện và [đem lại] sự tốt lành cho phần tâm linh của mình, nhưng thường khi, đây là một cuộc tranh đấu để có thể tìm thấy được sự bình an nội tại bất biến, cũng như có được ý thức về cái ta [chân thực] mà chúng ta đã được nghe nói đến rất nhiều. Có một người đàn ông đã tìm thấy ra được điều này, đó là ngài Mingyur Rinpoche. Ngài còn được biết đến dưới tên Nhà Sư Triệu Phú* và đã chào đời trong một ngôi làng nhỏ bé tại vùng Hy Mã Lạp Sơn vào năm 1975. Khi còn là một đứa bé, ngài thường ứng dụng thiền như là một phương thức để đương đầu với những cơn hoảng loạn mãnh liệt, và ngài cũng đã tu học các phương pháp thiền từ năm lên chín tuổi. Ngay khi vừa mới được mười bảy tuổi, ngài đã trở thành một trong những vị đạo sư trẻ tuổi nhất của tu viện Sherab Ling, và sau đó đã được bổ nhiệm làm viện chủ trụ trì tu viện. Với ba mươi năm hiểu biết về Phật học và thiền, Rinpoche hiện đang giảng dạy cho đệ tử trên khắp thế giới, kể cả trong ba buổi pháp thoại cộng đồng tại Hồng Kông vào tháng Chín này (2016). Vì hy vọng có được giây phút giác ngộ [trong khi] Ăn Uống-Cầu Nguyện-Yêu Thương của chính mình, nên chúng tôi đã ngồi xuống [đàm đạo] với ngài để tìm hiểu xem ta đã làm sai những gì. 

Ngài có 5 lời khuyên nào cho những thiền giả sơ tu? 

Đầu tiên, hãy chấp nhận sự thật là có thể bạn sẽ không thể thư giãn. Một khi bạn ngừng lo lắng là bạn có thể thư giãn được hay không, thì bạn mới thực sự bắt đầu thư giãn. Thứ nhì, hãy tập trung vào hơi thở để giúp thư giãn. Mục tiêu là thuần túy tập trung vào một việc mà thôi: cho nên hãy thở vào, thở ra, và chú tâm xem cảm giác [thở vào, thở ra] như thế nào. Lời khuyên thứ ba của tôi là đừng ngăn chặn các tư tưởng: cho dù bạn cần tập trung vào một việc mà thôi, nhưng điều này không có nghĩa là bạn không thể có những tư tưởng khác chạy xuyên qua đầu. Các niệm tưởng này đến, rồi đi, nhưng nếu bạn không chạy đuổi theo chúng và tiếp tục tỉnh giác với hơi thở của bạn, thì bạn vẫn đang thiền định. Một điều nữa cần phải ghi nhớ là bạn có thể thiền ở bất kỳ nơi đâu, và vào bất kỳ lúc nào, trong thời gian bao lâu mà bạn muốn: đừng giới hạn chính mình.

Tâm Bảo Đàn chuyển Việt ngữ từ bản Anh ngữ của Dervla Louli  

Đọc Thêm

Quý vị cũng có thể tìm thấy bài này trên trang Giáo Pháp - Thuyết Giảng


Comments