Nhập Trung Quán Luận (Ngài Nguyệt Xứng): Giải nghĩa căn bản về Trung Quán của ngài Long Thọ

posted Dec 11, 2015, 11:46 AM by Bồ Đề Tâm 4 All   [ updated Dec 13, 2015, 7:34 AM ]
Thầy Thích Hạnh Tấn và Sư Cô Nhật Hạnh chuyển từ Tạng ngữ qua Việt ngữ 

Do Prajna Upadesa Foundation ấn hành năm 2015 

Prajna Upadesa Foundation (www.prajnaupadesa.net) xin hân hạnh gửi đến chư tôn đức Tăng Ni và quý Phật Tử bản dịch Việt ngữ đầu tiên của tác phẩm Nhập Trung Quán Luận (sa. Madhyamakāvatāra) của Tổ Nguyệt Xứng là Đệ Tử của Ngài Long Thọ. 

Năm 2009, Thánh Đức Dalai Lama 14th đã ban cho Prajna Upadesa Foundation việc hoàn tất bản dịch luận giải này qua Việt Ngữ. 

Nhập Trung Quán Luận của Tổ Nguyệt Xứng là một trong những tác phẩm chưa đuợc biết đến qua hướng truyền Pháp từ Ấn Độ đến Trung Hoa và Nhật Bản, xuống Đông Nam Á. Sau khi Tu Viện Đại Học Nalanda bị hủy hoại, nhiều Kinh sách Phạn ngữ ở Nalanda đã được đưa vào Tây Tạng. Vì lý do này có những tác phẩm luận giải của các vị Tổ dòng truyền thừa Nalanda chỉ còn được ghi chép trong bản Phạn và Tạng ngữ. 

Nhập Trung Quán Luận và một số các tác phẩm khác của Tổ Nguyệt Xứng cũng đang được chuyển ngữ sang nhiều thứ tiếng như Anh, Nga, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Trung Hoa và Việt Nam v..v… 

Prajna Upadesa Foundation xin thành kính tri ân công đức của Thầy Thích Hạnh Tấn và Sư Cô Thích Nhật Hạnh đã hỗ trợ dịch Nhập Trung Quán Luận sang Việt Ngữ từ tiếng Tạng. Xin thành kính tri ân công đức của Hòa Thượng Thích Như Điển đã cố vấn và kiểm duyệt lại bản Việt Ngữ và Đại Sư Migmar Tseten đã kiểm duyệt lại bản Tạng Ngữ. Xin chân thành cảm kích tấm lòng của tất cả quý Phật tử đã góp công sức trong việc hoàn tất quyển luận này. Ban biên tập và hội đoàn đều làm việc hoàn toàn thiện nguyện. 

Xin kính gửi lời tri ân đến các vị Đại Sư dịch giả Tây Tạng đã hộ Pháp, để sau 15 thế kỷ, ngày hôm nay nhiều quốc gia trên toàn thế giới có đuợc duyên lành tu học với bài Luận giải của Tổ Nguyệt Xứng trên ngôn ngữ của quốc gia mình. Prajna Upadesa Foundation xin kèm theo bản Tạng Ngữ trong bản dịch này để ghi nhận công đức của quý Sư Tây Tạng.


Quý vị cũng có thể tìm thấy tài liệu này trên trang Giáo Pháp dưới phần Kinh Sách hoặc Thuyết Giảng.




Comments