Trong mật chú kim cang thừa, có tất cả bốn cấp độ mật điển khác nhau: tác mật điển, hành mật điển, du già mật điển và tối thượng du già mật điển (anuttara). Các hành giả tại Tây Tạng có thực hành một số pháp môn đến từ tác mật điển và hành mật điển, nhưng phần lớn họ hành trì cấp độ mật điển thứ tư là tối thượng du già mật điển. Các giáo lý của Khenpo Gangshar trình bày các hướng dẫn chính yếu hay là tâm yếu—đây là những điểm quan trọng nhất, hay là tinh túy của tối thượng du già. Có nhiều phương pháp hành trì thuộc vào tối thượng du già mật điển, và có thể tóm tắt thành hai loại, gồm các pháp hành trì cần dụng công và các pháp hành trì không cần dụng công. Trong truyền thống đại ấn (mahamudra), các pháp cần dụng công bao gồm các phương pháp như sáu pháp du già của Naropa. Đây là các pháp thiền về nội hỏa (tummo), về chuyển di tâm thức, về thân huyễn ảo, vân vân. Còn trong truyền thốngđại viên mãn (dzogchen) thì lại có những hướng dẫn về thögal, và đôi khi các pháp này cần phải được tu trong bóng tối, hoặc đôi khi phải huân tu dưới ánh nắng mặt trời, vân vân. Tất cả những phương pháp này đòi hỏi một sự dụng công. Các hướng dẫn khẩu truyền của tối thượng du già mật điển cũng còn bao gồm các phương pháp không cần dụng công, rất dễ thực hiện. Trong truyền thống mahamudra, các hướng dẫn này được trích ra từ các mật điển bất nhị--đây là ba chương cuối cùng trong tối thượng du già mật điển. Còn trong bối cảnh của dzogchen, thì các hướng dẫn khẩu truyền được gọi là ati yoga, hay là ati không cần dụng công. Đây chính làdzogchen, sự tròn đầy viên mãn lớn lao. Tâm
Bảo Đàn tạm dịch – Sept. 16, 2016 |
Thông Báo Mới > Bài Mới Đăng >