Biểu tượng của bức tranh này mô tả sự thuần hoá tâm trí qua thiền định Tịch chỉ. *Sợi dây mà Thiền nhân đang cầm tượng trưng cho Niệm (Niệm là một trong năm món Biệt cảnh tâm sở, niệm biết được tướng đã thuần thục và ghi nhớ). *Cái móc mà Thiền nhân đang cầm tượng trưng cho Chánh tri (Chánh tri là tri kiến chơn chánh, đúng đắn). *Con voi tượng trưng cho Tâm trí của Thiền nhân. *Con khỉ tượng trưng cho Tâm sở Phóng dật của Thiền nhân. Phóng dật: Là Tâm sở buông lung chạy theo tham sân, ngăn cản sự an trụ đối tượng tâm, là Tâm sở ngăn cản sự chứng đắc Tịch chỉ. *Con thỏ tượng trưng cho Tâm sở Hôn trầm của Thiền nhân. Hôn trầm: Là cách nắm giữ hờ hững không chú ý của tâm khi đang nắm giữ đối tượng, làm cho đối tượng nắm giữ không rõ ràng hay không xác thực. *Màu đen trên con voi, con khỉ và con thỏ thể hiện sự bao phủ của Tâm sở hôn trầm. *Màu trắng trên con voi thể hiện bản chất của tâm là vô cấu (không bụi bẩn), thanh tịnh. *Lữa tượng trưng cho sự Tinh tấn ("Tinh" là tinh chuyên một việc không có xen tạp. "Tấn" là tiến tới mãi mãi không dừng, không gián đoạn hay không thói lui. Tinh tấn nói theo nghĩa thông thường là siêng năng chuyên cần, là một trong mười một món Thiện tâm sở). *Y phục tượng trưng cho Xúc (cảm giác như nóng, lạnh, mền, cứng v.v...). *Trái đào tượng trưng cho Vị (chất vị do lưỡi nếm được). *Nước thơm trong con ốc tượng trưng cho Hương (mùi hương). *Nhạc cụ tượng trưng cho Thanh (âm thanh phát ra). *Cái gương tượng trưng cho Sắc (màu sắc, hình dáng). Theo lời dạy của Thầy giáo thọ Rinchen Tenzin, tại Phật Học Viện Biện Chứng Luận, Mcleoganj, Dharamsala, India. Chuyển ngữ: Vạn Thảo, Dharamsala 19/5/2018. |
Thông Báo Mới > Bài Mới Đăng >