Bài Mới Đăng



Thể Nhập Cảnh Giới Tây Phương Cực Lạc - Nghi Quỹ A Di Đà (Tạng-Anh-Hoa-Việt)

posted Jul 15, 2019, 10:28 PM by Bồ Đề Tâm 4 All   [ updated Jul 15, 2019, 10:29 PM ]

Đọc toàn bộ nghi quỹ PDF: 
(Tibetan-English-Chinese-Vietnamese)

OPENING PRAYERS –
前行發心祈請–KHAI KINH

Altruistic  Motivation .....5
願菩提心– Phát khởi tâm vị tha
Action Bodhicitta Prayers .....6
行菩提心– Bồ đề tâm hạnh nguyện
Refuge and Bodhicitta .....6
發心皈依– Quy y và Bồ đề tâm
The Four Immeasurables .....7
四無量心– Tứ Vô Lượng  
Dorje Chang Wang .....8
金剛持傳承上師祈請文–Thỉnh nguyện gia trì từ đức Kim Cang Trì
Supplication to the Guru .....8
祈請上師– Khẩn Cầu Đạo Sư
Short Mandala Offering .....9
短曼達供養– Cúng dường Mạn đà la ngắn
Requesting the Turning of the Wheel of Dharma .....10
請轉法輪– Thỉnh Chuyển Pháp Luân


THE MEDITATION AND RECITATION OF AMITABHA – THIỀN QUÁN VÀ TRÌ TỤNG A DI ĐÀ –
彌陀修誦
Visualization of Objects of Refuge .....12
明觀皈依境– Quán tưởng đối tượng quy y
Refuge and Bodhiccitta .....13
皈依發心– Quy y và Bồ đề tâm
The Offering of the Seven-Limbed Prayer of Gathering the Accumulation in the Presence of the Refuge .....13
於彼等皈依境尊前敬獻累積資糧之七支供– Cúng dường thất chi nguyện để tích lũy công đức trước các đối tượng quy y
The Main Part: Visualization of the Yidam Deity .....16
正行,禪修本尊– Phần [Hành Trì] Chính Yếu: Quán Tưởng Bổn Tôn
Blessing the Offerings .....21
加持供品– Gia trì phẩm vật cúng dường
Mandala Offering .....25
獻曼達– Cúng dường mạn đà la
The Quintessential Seven Branches .....26
心要七支分– Thất chi nguyện tinh yếu 
Performing Praise .....27
行讚歎– Tán tụng

Visualization for the Mantra Recitation .....29
誦咒觀想 Quán tưởng trong khi trì chú

Dedication .....32
迴向– Hồi hướng
Verses of Auspiciousness .....33
道吉祥 – Lời nguyện cát tường
Short Prayer to be Born in Dewachen .....34
簡短極樂願文– Đoản nguyện vãng sinh Cực Lạc
Prayer to be Born in Dewachen by Chakme Rinpoche .....37 
恰美極樂願文– Bài nguyện vãng sanh Cực Lạc của Chakme Rinpoche 
Tibetan .....37 – Chinese .....44 – English .....52 – Vietnamese .....60

DEDICATION – HỒI HƯỚNG– 迴向
Closing Dedication ..... 68
結行迴向–  Hồi hướng kết thúc
Long Life Prayers .....71
長壽祈請文–  Các bài nguyện trường thọ
Prayer for the Drikung lineage by Mipham .....75
米滂仁波切所造直貢法教宏廣願文–  Lời  nguyện cho dòng Drikung của Mipham


APPENDICES – PHỤ LỤC –
附錄
Appendix  1: Dharmakaya Phowa .....76
法身破瓦–  Phowa: Chuyển di đến Pháp thân 
Appendix 2: Dedication by Shantideva ......79
Tibetan .....79 – Chinese .....84 – English .....87 – Vietnamese .....94
入菩薩行論迴向品– Hồi hướng nguyện của Tôn giả Tịch Thiên 
Appendix 3:  Lamp Offering Prayer .....98
供燈祈願文– Bài nguyện cúng dường đèn
Appendix 4: Prayers for World Peace .....108
世界和平願文
– Cầu nguyện cho hòa bình thế giới

Đọc toàn bộ nghi quỹ PDF: 
(Tibetan-English-Chinese-Vietnamese)


Lời Nguyện Thứ 18 Của Đức Phật A Di Đà (Tỳ Kheo Thích Tuệ Hải)

posted Jul 15, 2019, 6:56 PM by Bồ Đề Tâm 4 All   [ updated Jul 15, 2019, 6:58 PM ]

Bản dịch Anh ngữ có Lời Giới Thiệu của Trưởng Lão Đại Sư Garchen Rinpoche và Đại Sư Khenchen Konchog Gyaltshen Rinpoche

Tóm lược

Trong số các công trình đồ sộ giảng dạy về Phật Pháp của Tỳ Kheo Thích Tuệ Hải, In Search of the Correct Address of the Western Pureland of Ultimate Bliss and Dharmakaya Amitabha là tập sách đầu tiên được chuyển dịch từ Việt ngữ qua Anh nghữ. [Trong tập sách này] tác giả đã giải thích một cách rõ ràng mạch lạc tại sao việc học hiểu kinh điển Đại thừa theo nghĩa đen (y kinh diễn nghĩa) sẽ là một lỗi lầm to lớn, và làm thế nào để có được kiến giải đúng đắn và thâm diệu về nội dung kinh văn. Dựa trên sự lý giải sâu sắc của một đoạn trong Kinh A Di Đà, Tỳ Kheo Thích Tuệ Hải đã chỉ cho chúng ta thấy làm thế nào để có thể hiểu đúng và thực hành đúng. Ai ai cũng có thể học được cách trải qua cuộc đời này bằng chính sự hiện diện sinh động của A Di Đà –  đây chính là tự tánh quang minh, là tuệ giác ngay nơi mỗi người chúng ta – và qua đó mà ta đạt đến được cảnh giới tâm cực lạc.

Về tác giả

Tỳ Kheo Thích Tuệ Hải sinh năm 1968 tại Việt Nam, và vào năm 1986 đã được Hòa Thượng Thích Thanh Từ ban giới xuất gia tại Thiền Viện Thường Chiếu và ban cho pháp hiệu Tuệ Hải. Vào năm 1994, Tỳ Kheo Thích Tuệ Hải được Hòa Thượng chỉ định đến trụ trì tại Chùa Long Hương, Đồng Nai và nơi đây tiếp tục là trú xứ của Tỳ Kheo Thích Tuệ Hải cho đến ngày nay. Một trong những tâm nguyện lớn nhất của Tỳ Kheo Thích Tuệ Hải là chỉ ra cho chúng ta thấy về sự nhất quán và tinh túy đích thực của tất cả các truyền thống Phật đạo, cho dù là Nguyên Thủy, Đại thừa, Tịnh Độ, Thiền hay Kim Cang thừa. Tỳ Kheo Thích Tuệ Hải giảng dạy sâu rộng về Thiền Đại thừa, về Kinh điển, về tự tánh chân tâm, về phương pháp thiền dựa trên giáo lý Tứ Niệm xứ của Nguyên Thủy, và đặc biệt là dạy về Phật tri kiến thậm thâm và bao la trùm khắp của Kinh Hoa Nghiêm, là tri kiến thuần tịnh siêu xuất không sai khác với tri kiến của Kim Cang thừa, [chủ yếu] dạy rằng tất cả các pháp đều bình đẳng và thực sự rốt ráo đều là phật.

Về người dịch

Người dịch, Milam Sudhana, đã lần đầu khám phá được những giáo lý truyền niềm cảm hứng vô cùng sâu sắc từ Tỳ Kheo Thích Tuệ Hải vào năm 2013 khi cô đang ẩn cư viết sách tại Trung Tâm Garchen Buddhist Institute ở Hoa Kỳ.  Ân sư của cô, Garchen Rinpoche, đã khuyên cô nên tiếp tục thọ pháp từ vị đại sư này nên vào năm 2015, khi có dịp về Việt Nam, cô đã đến bái kiến Tỳ Kheo Thích Tuệ Hải và với một tấm lòng tràn đầy quy ngưỡng, vẫn tiếp tục [thọ pháp] như một người học trò từ đó đến nay. Tâm nguyện của người dịch là sẽ có thể tiếp tục chia sẻ với thế giới món quà trí tuệ của Tỳ Kheo Thích Tuệ Hải, là những giáo lý giác ngộ dựa trên sự trải nghiệm và chứng ngộ thậm thâm. Bản Anh ngữ được hiệu đính bởi Ni sư Khenmo Trinlay, là một hiệu đính gia kỳ cựu cho các văn điển Phật Pháp, bao gồm cả các trước tác của vị Thủ Ngôi Drikung Kyabgon Chetsang Rinpoche và của đại sư Khensur Konchog Gyaltsen Rinpoche, cùng với Oliver K. Luu, một tác giả chuyên viết tự do và chuyên về Sử học.


Đọc Sách [Tiếng Việt] [Tiếng Anh]

The Eighteenth Aspirational Vow of Buddha Amitabha (Bhikkhu Thich Tue Hai)

posted Jul 15, 2019, 6:47 PM by Bồ Đề Tâm 4 All   [ updated Jul 15, 2019, 6:50 PM ]

Forewords by His Eminence Garchen Rinpoche and Khenchen Konchog Gyaltshen Rinpoche  

Synopsis

In Search of the Cosrrect Address of the Western Pureland of Ultimate Bliss and Dharmakaya Amitabha is the first of  Bhikshu Thich Tue Hai's voluminous Dharma work to be translated  from Vietnamese into English.  He explains in very clear terms why it is a mistake to take the Mahayana sutras literally and how to interpret their correct and profound meaning.  Using a thorough examination of a passage from the Amitabha Sutra, Thich Tue Hai shows us how to understand properly and practice well.  Anyone can learn how to go through life with the living presence of Amitabha – one’s own nature of luminosity and wisdom-awareness – and achieve ultimate bliss.  

About the Author

The Venerable Bhikshu Thich Tue Hai was born in 1968 in Vietnam, and in 1986, became ordained at the Zen monastery Thuong Chieu under the Grand Master Thich Thanh Tu as his preceptor. He was given the Dharma name Tue Hai (Ocean of Wisdom), and in 1994 the Grand Master assigned Master Tue Hai to be Abbot of Long Huong Temple in Dong Nai where he remains until the present. One of the greatest aspirations of Bhikshu Thich Tue Hai is to point out the singleness and true essence of all traditions, whether it is Theravada, Mahayana, Pureland, Zen or Vajrayana. He teaches Mahayana Zen, the Sutras, the true nature of mind, as well as meditation based on the Theravadin “Four Foundations of Mindfulness,” and especially, on the vast and profound view of the Flower Ornament Sutra, similar to the pure view of Vajrayana that all dharmas are equanimous and are actually buddhas.

 About the Translator

The translator, Milam Sudhana, first discovered Bhikshu Thich Tue Hai’s deeply inspirational teachings in 2013 while on a writing retreat at the Garchen Buddhist Institute in USA.  Her root guru, Garchen Rinpoche, recommended that she continue receiving teachings from Master Tue Hai, so she traveled to Vietnam to meet him in 2015, and with a heart filled with gratitude, has remained a devoted student since. Her aspiration is to continue to share with the world the gift of wisdom of Bhikshu Thich Tue Hai's liberative teachings based on his profound and experiential realization. The English version was edited by Khenmo Trinlay, a published senior editor of Dharma work, including teachings of His Holiness Drikung Kyabgon Chetsand Rinpoche and Khensur Konchog Gyaltshen Rinpoche, and Oliver K. Luu, a freelance writer and History major.

PDF of book [English]

Đức Phật Kể Con Nghe (Truyện Thiếu Nhi) - Dharmachari Nagaraja

posted Mar 1, 2019, 12:28 PM by Bồ Đề Tâm 4 All   [ updated Mar 1, 2019, 12:43 PM ]

Ngày 24 tháng Bảy năm 2018  

Đôi lời chia sẻ cùng Ba Mẹ và các Bé . . .

Tập sách nhỏ này đã được thực hiện với rất nhiều tình cảm mến thương gửi đến Ba Mẹ và các Bé . . .

Trong rừng kinh sách Phật Pháp, các tác phẩm và dịch phẩm 
dành cho người lớn thì vô vàn vô số, trong khi ấy, sách Phật dành cho lứa tuổi thanh thiếu nhi quả thật rất ít ỏi. Khởi đầu, do sự gợi ý, góp sức và sự nhiệt tình của đạo hữu Tâm Từ Quy—một vị thiện hữu tại Hoa Kỳ, một người đã có kinh nghiệm làm mẹ và đã từng đọc tập sách này (bằng Anh ngữ) cùng với các con—mà Viet Nalanda Foundation mới có được đầy đủ nhân duyên để phát tâm chuyển ngữ và phát hành sách thiếu nhi, hỗ trợ cho nguyện vọng của đạo hữu Tâm Từ Quy. Với sự tài trợ của Dự Án Dịch Thuật Tuệ Tĩnh - Quiet Wisdom Translation Project (QWTP), việc chuyển Việt ngữ tập sách này đã được dịch giả Tâm Anh tại Việt Nam thực hiện. Dịch giả Tâm Anh không những là một người mẹ, mà còn là một cô giáo thiện nguyện chuyên dạy Anh ngữ cho bao em thanh thiếu niên, luôn tận tâm tận tụy với các em chẳng khác nào như một bà mẹ đối với các con của mình. Dự Án Dịch Thuật cũng rất biết ơn đạo hữu Tâm Từ Quy và một thiện hữu ẩn danh (là một vị Huynh Trưởng đáng kính thuộc một Gia đình Phật tử tại Hoa Kỳ) đã cùng tổng hợp hiệu đính bản Việt ngữ, cũng như xin chân thành cảm tạ sự góp ý và hỗ trợ của các đạo hữu Nguyễn Minh Tiến, Konchog Dekyi, Lưu Việt Hoàng, các anh chị em thiện hữu thuộc Thái Hà Books, cùng tất cả các mạnh thường quân, đã trợ duyên cho sự ra đời của tập sách thiếu nhi đầu tiên của Dự Án Dịch Thuật.

Xin được gửi đến Ba Mẹ và các Bé tập sách nhỏ bé này như là 
một món quà trong sáng, tươi vui, giúp Ba Mẹ và các Bé có cơ hội cùng nhau chia sẻ các câu chuyện ngăn ngắn dễ thương, để cùng nuôi dưỡng sự hiểu biết, làm lớn mạnh những hạt giống của lòng nhân hậu và từ ái bên trong mỗi người. Búp sen mỉm cười, xin mời Ba Mẹ và các Bé cùng mở sách, cùng đọc, cùng thương, và xin hồi hướng mọi niềm vui và sự an lành đến tất cả muôn người muôn loài...

Nguyên tác Anh ngữ: Dharmachari Nagaraja
Nhà xuất bản: Watkins Media Limited (2017)
Dịch giả Việt ngữ: Tâm Anh
Hiệu đính: Tâm Từ Quy và một Huynh Trưởng ẩn danh
Dự Án Dịch Thuật Tuệ Tĩnh
Quiet Wisdom Translation Project (QWTP)
Viet Nalanda Foundation


** Với sự đồng thuận của Viet Nalanda Foundation - Quiet Wisdom Translation Project, tập sách này cũng đã được nhà sách Thái Hà Books phát hành tại Việt Nam vào đầu năm 2019: www.thaihabooks.com

"Chuỗi Hồng Ngọc" - Phương Pháp Thành Tựu Mạn Đà La Của Tối Thắng Vương A Di Đà Siêu Việt và Nghi Lễ Cầu Siêu

posted Feb 14, 2019, 7:35 PM by Bồ Đề Tâm 4 All   [ updated Feb 14, 2019, 7:41 PM ]

Mục lục:

1. Going to the Realm of Great Bliss / Đến Được Cảnh Giới Cực Lạc 
A Lineage Prayer for Attainment of the Pure Perception Realm of Great Bliss
Bài Cầu Nguyện Của Dòng Truyền Thừa Để Đạt Được Cảnh Giới Của Tri Kiến Thanh Tịnh Đại Hỷ Lạc

2. The Ruby Garland / Chuỗi Hồng Ngọc 
A Means for Accomplishing the Mandala of the Transcendent and Victorious Lord Amitabha
Phương Pháp Thành Tựu Mạn Đà La Của Tối Thắng Vương A Di Đà Siêu Việt

3. The Stairway to Liberation in the Realm of Great Bliss / Nấc Thang Đưa Đến Giải Thoát Nơi Cảnh Giới Cực Lạc 
Funerary Rites Following The Ruby Garland, Mandala Ritual of the Transcendent and Victorious Lord Amitabha
Nghi Lễ Cầu Siêu Theo Sau Nghi Thức Mạn Đà La Chuỗi Hồng Ngọc Của Tối Thắng Vương A Di Đà Siêu Việt

Luận Giải "Đèn Soi Nẻo Giác" (Khunu Rinpoche)

posted Feb 14, 2019, 7:27 PM by Bồ Đề Tâm 4 All

Một bài pháp được ban cho chư Tăng Ni ở International Mahayana Institute tại Boudhanath, Nepal, ngày 2 tháng 2, năm 1975. Nicholas Ribush hiệu đính. Xin xem bản Phụ Lục 1 Illuminating the Path to Enlightenment của Đức Đạt Lai Lạt Ma, hay www.lam-rim.org, để có bản dịch chánh văn. Lama Zopa Rinpoche dịch Tạng ngữ sang Anh ngữ. Bài pháp này đã được ấn tống năm 2005, trong tác phẩm Teachings from Tibet của nhà xuất bản LYWA. Quý vị có thể đọc thêm những bài pháp của
Khunu Lama Rinpoche và các Lạt Ma Tây Tạng cao quý khác ở TeachingsFromTibet.com. 

Trước khi lắng nghe bài thuyết pháp này thì trước tiên, hãy phát bồ đề tâm bằng cách nghĩ rằng, “Con muốn đạt giác ngộ vì lợi lạc của tất cả các bà mẹ hữu tình.” Nói cách khác là trước khi lắng nghe thuyết pháp, điều cần thiết là nghĩ đến tất cả các bà mẹ hữu tình. Đề tài hôm nay là Lam-drön, Đèn Soi Nẻo Giác (A Lamp for the Path to Enlightenment), do ngài Atisha vĩ đại (Dipamkara Shrijnana) sáng tác tại Tây Tạng, ngài là con trai của một vị Vua Bengali, đã ra đời tại miền Đông Bắc Ấn Độ, năm 982.

ATISHA VÀ SỰ LAN TRUYỀN CỦA GIÁO PHÁP SAU NÀY Ở TÂY TẠNG

Phật pháp đã được thiết lập ở Tây Tạng trước khi Atisha đến đó, nhưng một nhà vua ác độc tên là Langdarma (Udumtsen), người được cho là có sừng mọc trên đầu, đã thù hằn Phật pháp, và khiến cho giáo pháp suy tàn ở Tây Tạng. Tuy nhiên, dù các giáo huấn đã bị tổn hại, nhưng chúng vẫn tồn tại, chỉ là không được thuần tịnh như trước đây. Phải mất gần 60 năm để giúp cho giáo pháp khôi phục lại tính thuần tịnh ban đầu, và chúng được xem là sự lan truyền của giáo pháp sau này ở Tây Tạng.

Lozang Ngodrub chuyển Việt ngữ; Võ Thư Ngân hiệu đính


Lời Khuyên Về Cách Khắc Phục Tâm Ái Ngã (Geshe Ngawang Dhargye)

posted Jan 11, 2019, 11:55 AM by Bồ Đề Tâm 4 All

Quý vị đặt ra các quy tắc, luật lệ và thể chế cho riêng mình. Nếu người khác phá luật của mình thì quý vị sẽ bắt bớ và trừng phạt họ, nhưng nếu chính bản thân mình vi phạm chúng thì quý vị lại bỏ qua. Geshe Sharmawa có nói, “Chừng nào quý vị không nhận thấy sự yếu kém của riêng mình và tự ngã là kẻ thù của mình, thì quý vị sẽ không đón nhận bất kỳ sự giúp đỡ nào.” Nếu quý vị xem cảm giác của mình là quan trọng nhất thì không ai có thể đến với quý vị. Kể cả các vị lama đắc đạo cũng không thể giúp người bị ám ảnh vì bản thân, bởi vì lời khuyên của các ngài sẽ xung khắc với tâm ái ngã của quý vị. Để tiếp nhận sự hướng dẫn của các vị thầy trên đường tu, trước tiên, quý vị phải nhận ra sự sai lầm của tâm ái ngã. Với tâm ái ngã, quý vị có tất cả lý do để làm những điều xấu. Vì vậy, quý vị phải cân nhắc lý do cho những hành động của mình. Không những các vị thầy không thể giúp đỡ, mà ngay cả bạn bè thông thường cũng không thể giúp quý vị, bởi vì quý vị sẽ không cởi mở đối với lời khuyên của họ. 

Chúng ta phải thừa nhận rằng mình đều có lỗi lầm của tâm ái ngã – chỉ Đức Phật là không có. Chúng ta nên nhận ra lỗi lầm này trong bản thân mình và cố loại trừ nó. Ít nhất, nếu ta nhận ra mình có tâm ái ngã thì đó là một tiến triển lớn. Khi nghe lời phê bình, quý vị nên luôn luôn hiểu rằng mình đã tạo ra nó bằng tâm ái ngã của bản thân. Nếu không hiểu điều này, quý vị sẽ tức giận. Nếu bị gai đâm và quý vị giận dữ, đánh lại nó thì ai sẽ là người thua cuộc? Nếu không thể chịu đựng những lời phê bình nhỏ nhặt và cảm giác khó chịu trong hiện tại thì làm sao quý vị có thể chịu đựng nỗi khổ của những tái sinh trong cảnh giới thấp hơn?

Sharpa Tulku dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ
Alexander Berzin sao chép và hiệu đính sơ
Annette Andrews hiệu đính phần trình bày
Nguyễn Mai dịch; Lozang Ngodrub hiệu đính
https://studybuddhism.com/vi 

Những Bài Đạo Ca Của Chư Thầy Tổ (Milarepa, Gampopa, Jigten Sumgon, Ngorje Repa)

posted Dec 29, 2018, 2:06 PM by Bồ Đề Tâm 4 All   [ updated Dec 29, 2018, 2:08 PM ]

MỤC LỤC
 TÁM TRUNG ẤM (Đức Milarepa)
 BỐN GIÁO PHÁP (Đức Gampopa)
 BÀI CA ĐẠI ẤN NĂM NHÁNH (Đức Jigten Sumgon)
 BÀI NGUYỆN TRÍ TUỆ VÀ DŨNG CẢM (Đức Jigten Sumgon)
 BÀI CA SÁU NIỀM TIN (Đức Jigten Sumgon)
 MƯA GIA TRÌ TỪ CHƯ ĐẠO SƯ DÒNG TRUYỀN THỪA KAGYU  (Đức Jigten Sumgon)
 KHẨU KIM CANG VỀ TINH TUÝ TỐI HẬU (Đạo sư Ngorje Repa)
 ĐẠI NGUYỆN HỒI HƯỚNGVÀ CẦU NGUYỆN HÒA BÌNH THẾ GIỚI 


Đọc Thêm

Ngữ Lực Thực Hành Vào Lúc Lâm Chung (Lama Zopa Rinpoche)

posted Dec 29, 2018, 1:51 PM by Bồ Đề Tâm 4 All   [ updated Dec 29, 2018, 1:53 PM ]

Rinpoche đã cho lời khuyên sau đây về ngũ lực để thực hành vào phút lâm chung.
[Chú thích: Lời khuyên này đang hiện hành trong một quyển sách nhỏ ở FPMT Shop.] 

Có năm lực phải được thực hành khi gần kề cái chết. Chúng rất là quan trọng. Hiện nay, đó là điều chúng ta cần phải tu tập. Phải nhớ chúng là những điều gì, ít nhất là tên gọi và ý nghĩa của chúng, rồi ta sẽ có khả năng để đưa chúng vào thực hành. Lực Bạch Chủng Tử Lực bạch chủng tử có nghĩa là buông bỏ gia đình, tài sản, và ngay cả thân mình, bằng cách nghĩ rằng, “Khi luyến ái những thứ này thì chúng khiến cho mình phải tái sinh trong luân hồi, và phải chết rồi tái sinh vô số lần. Điều này đã xảy ra trong những kiếp trước cho đến bây giờ, và luân hồi cùng các uẩn này chỉ thuộc về bản chất khổ đau. Chính nó là điều ràng buộc mình trong luân hồi.”

Nhờ cách suy nghĩ như vậy mà hãy buông bỏ tất cả những thứ này. Lợi ích của việc buông bỏ là tuy những thứ này chưa biến mất và vẫn còn có mặt ở trong phòng với con, nhưng trong lòng thì con đã quyết định trao tặng chúng cho những chúng sanh khác để làm từ thiện, hay cúng dường Tam Bảo. Nếu tâm con đã quyết định cho đi tất cả những thứ này thì rất tốt, bởi vì một khi đã có dự tính đó thì tâm con đã buông bỏ. Khi đã trao tặng thân mình để làm từ thiện cho người khác thì điều này sẽ giúp con không bám víu vào nó.

Nếu không, khi tâm còn lưu luyến với thân này, với lạc thú giác quan, với người thân trong gia đình hiện tại và tài sản, thì dù có hiểu biết các kỹ xảo hành thiền, nhưng tâm lưu luyến ấy vẫn có thể phát sinh và làm hại con. Lực bạch chủng tử rất quan trọng để phát tâm buông bỏ. Hơn nữa, cúng dường hay làm việc từ thiện cho người khác sẽ giúp con tích tập công đức. Lực đầu tiên, buông bỏ tất cả mọi thứ, rất là quan trọng.

Nguyên tác: Five Powers To Be Practiced At The Time Of Death by Lama Zopa Rinpoche
Nguồn: https://www.lamayeshe.com/advice/five-powers-be-practicedtime-death
Lozang Ngodrub chuyển Việt ngữ; Võ Thư Ngân hiệu đính.

Nghệ Thuật Đơn Giản Của Thiền (Lama Yeshe)

posted Dec 29, 2018, 1:39 PM by Bồ Đề Tâm 4 All   [ updated Dec 29, 2018, 1:44 PM ]

Thiền rất là đơn giản. Khi nghe nói về thiền lần đầu tiên thì bạn có thể nghĩ rằng, “Nó phải rất là đặc biệt; thiền không thể dành cho tôi, mà chỉ dành cho những người đặc biệt.” Điều này chỉ tạo ra một khoảng cách giữa bạn và thiền. 

Đúng ra, việc xem truyền hình, điều mà tất cả chúng ta đều làm, có chút ít giống như thiền. Khi xem truyền hình, bạn sẽ xem những gì xảy ra trên màn hình; khi hành thiền thì bạn xem những gì đang xảy ra trên màn hình trong nội tâm của mình, nơi mà bạn có thể thấy được tất cả những phẩm chất tốt đẹp, cũng như tất cả những thứ rác rến nội tâm. Đó là lý do tại sao thiền lại đơn giản. 

Tuy nhiên, sự khác biệt là nhờ thiền mà bạn học hỏi về bản chất của tâm mình, thay vì thế giới giác quan của dục vọng và tham ái. Tại sao điều này lại quan trọng? Chúng ta nghĩ rằng các pháp thế gian rất hữu ích, nhưng niềm vui mà chúng mang lại thì quá ít ỏi và tạm bợ. Mặt khác thì thiền đem lại nhiều điều hơn, như tâm hoan hỷ, hiểu biết, cách truyền đạt thông tin cao cấp hơn và khả năng khống chế. Khống chế ở đây không có nghĩa là bạn bị ai khác khống chế, mà là trí tuệ hiểu biết của riêng mình sẽ khống chế mình, đó là một kinh nghiệm hoàn toàn an lạc và tràn đầy hoan hỷ. Vì vậy nên thiền rất hữu ích. 

Hơn nữa, nếu bạn phóng đại giá trị của các đối tượng bên ngoài, nghĩ rằng chúng là những thứ quan trọng nhất trong đời thì bạn sẽ bỏ mặc vẻ đẹp nội tâm và năng lượng đầy hoan hỷ bên trong; nếu chỉ nhìn bề ngoài của mình thì bạn sẽ bỏ bê những phẩm chất quý báu nhất của con người, đó là trí năng và tiềm năng truyền đạt thông tin bằng những cách cao cấp hơn. Do đó, thiền chỉ cho bạn một cách tinh khiết và minh bạch những đối tượng nào của lòng tham ái khiến cho bạn lầm lẫn, và bạn liên hệ với chúng bằng loại tâm thức nào. Hơn nữa, thiền là một phương

Nguyên tác: The Simple Art of Meditation, by Lama Yeshe Nguồn: https://www.lamayeshe.com/article/simple-art-meditation 

Lozang Ngodrub chuyển Việt ngữ; Võ Thư Ngân hiệu đính

1-10 of 182