Trang Nhập Môn
Kim Cang Thừa được biên soạn cho các Phật tử muốn tìm hiểu
về những giáo lý nền tảng của Phật Giáo Tây-Tạng hoặc Kim
Cang Thừa. Xin vui lòng đọc các tài liệu khai tâm dưới đây
và quay trở lại viếng trang nhà này trong tương lai.
Quý đạo hữu cũng có thể vào viếng trang nhà
http://www.nalanda.batnha.org
hoặc http://www.diendan.batnha.org của
Thư Viện Nalanda
để tham khảo thêm về các tài liệu giáo
lý căn bản của Phật Giáo Tây Tạng.
Ï
Đối Tượng Quy Y
Cũng giống như
các thừa khác, người đệ tử muốn tu tập theo Phật Giáo
Tây-Tạng, hay Mật-Tông Tây-Tạng, hay Kim Cang Thừa (Vajrayana)
cần phải hết lòng
quy
y
Tam Bảo
(take refuge in the Three Jewels), nghiã là quay về
nương tựa nơi Phật Pháp, và Tăng (Buddha, Dharma
and Sangha).
Nhưng riêng trong Kim-Cang Thừa hay Phật Giaó Tây-Tạng,
người Phật tử còn được hướng dẫn để quy ngưỡng đấng
Đạo Sư
(Guru hay Lama).
Đệ tử tu tập theo Kim-Cang Thừa
hay Phật Giáo Tây-Tạng phải kính ngưỡng vị đạo sư, bổn sư,
hay vị thầy gốc của mình (root lama) chẳng
khác nào kính ngưỡng một vị Phật, và phải luôn nhìn
thấy thầy mình chính là hiện thân của một vị Phật.
Trong Kim-Cang-Thừa, có pháp tu
Bổn Sư Du Già (Guru Yoga), có thể dịch thoát ý
là pháp tu Bổn Sư Tâm Đồng. Nương theo pháp này, đệ
tử hoà nhập tâm, khẩu, ý của mình vào với tâm, khẩu,
ý của vị thầy trong trạng thái nhất như. Do đó, vị
đạo sư mà người đệ tử có duyên lành để thực hành theo pháp
tu này phải là một người với đầy đủ phẩm hạnh cao quý của
giác ngộ.
Ï
Giáo Lý Nền Tảng
Kim-Cang Thừa
hay Phật Giáo Tây Tạng chú trọng vào pháp tu
Bồ
Đề Tâm
(Bodhicitta), nghiã là phát khởi tâm cầu tìm giác
ngộ vì lợi lạc của toàn thể chúng sinh. Từ vô thủy vô
chung, chẳng có một chúng sinh nào đã chẳng từng là cha hay
mẹ của mình. Do đó, chúng sinh hay chúng hữu tình
(sentient beings) trong Phật Giáo Tây-Tạng thường được
gọi là "chúng sinh mẹ hiền" (mother sentient
beings).
Cũng như các thừa khác, người Phật tử nhập môn tu tập
theo Kim-Cang Thừa hay Phật Giáo Tây-Tạng cần phải tìm hiểu
thấu đáo về
Tứ Diệu Đế
(Four Noble Truths),
Bát Chánh Đạo
(Eight-fold Noble Paths) và
Sáu Ba La Mật
(Six Paramitas).
Ngoài ra, tất cả bốn giòng truyền thừa theo truyền thống
Kim-Cang Thưà hay Phật Giáo Tây-Tạng còn chú trọng đến
Bốn Tư Tưởng Chuyển Tâm
(Four Thoughts
that Turn the Mind) để giúp cho người tu chuyển được tâm
mình, xoay lưng lại với sinh tử luân hồi, và đưa mình đến
gần hơn với con đường tu toàn thiện, cuối cùng đạt đến giác
ngộ vì lợi lạc của toàn thể "chúng sinh mẹ hiền."
Bốn Tư Tưởng Chuyển Tâm
gồm có:
(1)
Thân người hiếm quý
(precious human life) với đầy đủ tám điều kiện tự
do (8 freedoms) và mười điều kiện thuận lợi
(10 leisures/advantages) hổ trợ cho việc tu
tập chánh pháp để đạt đến giác ngộ.
(2) Vô Thường
(Impermanence)
(3) Nhân Quả
(Karma)
(4) Những khổ não của
vòng sinh tử luân hồi (the Faults of
Samsara)
Ngoài ra, giáo lý nền tảng còn được thu góm trong
Ba
Điểm Căn Yếu Của Con Đường Đạo
(Three Principles of the
Path), đuợc trình bày như sau:
(1) Phát tâm
từ bỏ vòng sinh tử luân hồi (renunciation), xoay
lưng lại với các pháp thế gian do có được sự thấu
hiểu rốt ráo về Nhân-Quả và Vô-Thường, cùng
với những khổ não của vòng sanh diệt.
(2) Phát tâm
cầu tìm giác ngộ vì lợi ích của toàn thể chúng sinh (Bodhicitta/Mind
of Enlightenment) chứ không chỉ cầu tìm giác ngộ cho
riêng bản thân.
(3) Thấu triệt
vô ngã (emptiness/non-inherent nature),
trực nghiệm tánh Không trong vạn pháp, kể cả
tánh Không trong Nhân-Quả (karma/cause and effect)
và trong Duyên Khởi (interdependence).